Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

VIÊM TAI GIỮA

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng gặp ở mọi lứa tuổi.Triệu chứng chủ yếu là đau tai, đầy tai, chảy mủ tai nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến giảm nghe tạm thời hay vĩnh viễn, gây biến chứng nội sọ...rất nguy hiểm. Nhiễm trùng tai có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu viêm tai giữa thanh dịch hoặc viêm tai giữa có thủng màng nhĩ có thể kéo dài vài tháng, vài năm hoặc lâu hơn.
Chức năng của tai là gì?
Tai chịu trách nhiệm nghe và giữ thăng bằng và gồm ba bộ phận
: tai ngoài, tai giữa, tai trong.Quá trình nghe bắt đầu khi âm thanh dẫn truyền theo đường khí đi đến loa tai vào ống tai ngoài rồi vào tai giữa gồm màng nhĩ và 3 xương nhỏ gọi là xương con.Khi màng nhĩ rung xương con sẽ phóng đại âm thanh và dẫn truyền vào tai trong, tai trong sẽ gửi tín hiệu điện đến thần kinh thính giác và dẫn truyền lên não và chúng ta nghe và hiểu được.
Nhiễm trùng tai giữa xảy ra thế nào?
Vòi nhĩ là một ống nhỏ thông nối từ tai giữa đến vòm họng phía sau của mũi.Chức năng của vòi nhĩ là giúp cân bằng áp suất giữa tai giữa và môi trường bên ngoài(khi chúng ta ngáp hoặc nuốt thì vòi nhĩ mở ra).Vòi nhĩ cho phép đàm nhày trong tai giữa có thể rút xuống vòm họng.
Đôi khi vòi nhĩ hoạt động không hoàn hảo do cảm lạnh hoặc dịứng…làm tắc vòi nhĩ đưa đến đọng dịch trong tai giữa và vi trùng , vi rút có thể phát triển gây nên viêm tai giữa.
Vòi nhĩ của trẻ nhi thường ngắn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành do đó khi trẻ bị viêm hô hấp trên vi trùng vi rút dễ dàng xâm nhập vào tai giữa.Hơn nữa vòi nhĩ của trẻ hẹp và bé do đó khi cảm lạnh hoặc dị ứng thường dễ bị tắc gây nên tụ dịch trong tai giữa dẫn đến viêm tai giữa.
Thường bé nào cũng có khối VA nằm ở vòm họng gần lỗ thông vòi nhĩ nên khi VA quá phát có thể làm tắc lỗ thông vòi nhĩ gây nên viêm tai giữa.
Một số nhân tố làm cho nhiễm trùng tai tăng lên như: trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình, đi nhà trẻ, mùa đông…Chấn thương màng nhĩ nếu không điều trị đúng cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa.
Triệu chứng:
Đọng dịch trong tai giữa làm cho bệnh nhân đau tai: trẻ lớn kêu đau tai, trẻ nhỏ không nói được khi ta kéo vành tai bé sẽ khóc thét lên.Cảm giác đè nặng và đau tai tăng dần, có những trường hợp đáp ứng với thuốc  giảm đau và có những trường hợp màng nhĩ thủng hoặc dẫn lưu dịch trong tai giữa ra thì mới nhẹ bớt đau( trong viêm tai giữa cấp).Đọng dịch trong tai giữa làm cho bệnh nhân có thể giảm nghe tạm thời, thầy cô giáo, cha mẹ có thể là người phát hiện ra tình trạng giảm nghe của trẻ( trong viêm tai giữa thanh dịch).
Chảy mủ tai:Khi màng nhĩ thủng sẽ gây ra chảy mủ tai, chảy tai tái đi tái lại nhiều lần, từng đợt , mủ tai trắng, vàng hoặc xanh.Mủ tai có thể có mùi thối khắm trong viêm tai giữa có cholesteatoma.
Trong viêm tai giữa cấp thường có thêm các triệu chứng như: sốt, buồn nôn, nôn, chóng mặt, sưng vùng sau tai và liệt mặt…
Bác Sĩ dùng đèn soi tai hoặc nội soi để khám có thể thấy màng nhĩ phồng, đỏ, có bóng khí hoặc có dịch trong hòm nhĩ. Màng nhĩ có thể bị thủng và có thể có mủ chảy qua lỗ thủng, tính chất của mủ đục sệt như bã đậu trắng, óng ánh như xà cừ là dấu hiệu của  tai có cholesteatoma. Cholesteatoma là hiện tượng tăng sinh biểu bì lạc chỗ, cholesteatoma có khuynh hướng hủy xương và ăn mòn các cấu trúc lân cận, phá hủy  chuỗi xương con làm cho bệnh nhân giảm nghe và biến chứng nội sọ rất nguy hiểm.Bác sĩ có thể cho chụp X quang chüller để đánh giá thông bào xương chũm, CT xương thái dương để đánh giá thương tổn hòm nhĩ và chuỗi xương con, CT não nếu nghi ngờ có biến chứng nội sọ do tai, đo nhĩ lượng đồ để đánh giá tình trạng dịch trong viêm tai giữa và đo thánh lực đồ để xác định mức độ giảm nghe…
Điều trị:
- Viêm tai giữa cấp: kháng sinh, thuốc chống sung huyết và hoặc thuốc co mạch tại chỗ hay toàn thân, Steroid tại chỗ hay toàn thân, thông vòi nhĩ…
-Viêm tai giữa mạn tiết dịch: thường dịch tai giữa tự hết, điều trị nếu  dịch tai giữa tồn tại sau hơn 3 tháng, nghe kém, những đợt viêm tai giữa thường xuyên, chóng mặt, mất thăng bằng, thay đổi màng nhĩ, kết hợp với viêm nhiễm đường hô hấp trên. Điều trị nội: dùng kháng sinh, điều trị ngoại khoa: trích nhĩ, đặt tống thông nhĩ, nạo VA nếu có chỉ định.
-Viêm tai giữa mạn: dùng kháng sinh đường uống thường trong thời gian dài, rửa tai, kháng sinh nhỏ tai trong trường hợp có lỗ thủng phải thận trọng vì có những thuốc gây độc  cho tai, giữ tai khô, sạch để tránh bội nhiễm.Vá màng nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi nếu có chỉ định.
Biến chứng của viêm tai giữa:
-Biến chứng ngoài sọ: viêm mê nhĩ, liệt dây thần kinh mặt, viêm xương chũm và áp xe dưới màng xương còn gọi là áp xe thể Bezold mủ thoát ra khỏi mõm chũm vào rãnh cơ nhị thân, viêm xương đá.
- Biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não thùy thái dương hoặc áp xe tiểu não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe dưới màng cứng, não úng thủy, viêm tắc xoang tĩnh mạch sigma.
Nếubệnhnhâncócáctriệuchứngtrênbệnhnhânnênđếnbácsĩchuyênkhoataimũihọngđểđượcđiềutrịđúng, tránhcácbiếnchứngnguyhiểmcóthểxảyra.
                                                          BS.CKI.BÙI VĂN SOÁT